Danh hiệu: Thành viên
Nhóm: Thành viên
Gia nhập: 24-09-2012(UTC) Bài viết: 4 Đến từ: phong dt
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
|
Giảng dạy và Nghiên cứu khoa học- nhiệm vụ song hành của người giảng viên Bài viết này không đề cập đến cơ chế chính sách phát triển hay phạm vi hoạt động NCKH trong nhà trường như thế nào mà chỉ nêu một vài suy nghĩ, nhận định của bản thân về chức năng và vai trò của người giảng viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay. Khác với trường trung cấp nghề, chức năng trường cao đẳng nghề bao gồm cả hoạt động giảng dạy (GD) và nghiên cứu khoa học (NCKH). Bằng chứng là tại Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 quy định về “Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề”, tiêu chuẩn 2 của tiêu chí 4 quy định về nghiên cứu khoa học có ghi: “Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ;Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên”.Luật dạy nghề năm 2006 quy định mục tiêu đào tạo sinh viên trình độ cao đẳng nghề như sau:“Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn”.Mục tiêu trên đòi hỏi vai trò người giảng viên phải có khả năng tổ chức hoạt động giảng dạy có tính chất nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Đây là đặc điểm quan trọng để xác nhận chức năng giảng dạy của giảng viên ở trình độ cao đẳng khác về cơ bản so với chức năng dạy học của giáo viên ở trình độ trung cấp hay sơ cấp nghề.Như vậy, về mặt pháp lý người giảng viên khi giảng dạy ở trình độ cao đẳng nghề đòi hỏi phải tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.Về mặt sư phạm, liệu một giảng viên có thể thực hiện tốt chức năng GD nếu như không NCKH. Câu trả lời là không, vì lý do chính yếu là giảng viên đó không thể liên tục mở rộng, đào sâu, và cập nhật tri thức để đảm bảo chất lượng của bài giảng theo tiến trình phát triển của xã hội.Không phải ngẫu nhiên mà xã hội gán cho nghề giáo là “nghề sáng tạo trong các nghề sáng tạo”. Bởi vì:Năng lực người giảng viên bên cạnh năng lực chuyên môn (tri thức khoa học cơ bản) còn có năng lực sư phạm (tri thức khoa học giáo dục hay tri thức về phương pháp). Hay nói cách khác người giảng viên sử dụng tri thức phương pháp để chuyển tải tri thức chuyên môn cho thế hệ sau sao cho có hiệu quả nhất. Hơn nữa, xu thế hiện nay khi khoa học phát triển như vũ bảo thì người giảng viên còn có trách nhiệm “dẫn dắt thêm thế hệ trẻ đi vào con đường khoa học kỹ thuật”. Do vậy, không cách nào khác người giảng viên phải luôn cập nhật, làm mới kiến thức chuyên môn của mình thông qua con đường nghiên cứu khoa học.Tóm lại, đối với người giảng viên hoạt động giảng dạy phải luôn gắn liền với hoạt động nghiên cứu khoa học. Tôi cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ là trách nhiệm mà còn làm niềm điềm mê trong mỗi con người chúng ta-những người đang làm công tác khoa học giáo dục.
|